Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Cô giáo mầm non yêu nghề, mến trẻ

2017-11-28 09:29:00.0

Những năm qua, Hội Người cao tuổi (NCT) huyện Phú Bình không ngừng đẩy mạnh các hoạt động, xây dựng các phong trào để NCT luôn phát huy vai trò gương mẫu, là tấm gương sáng con cháu học tập, noi theo.

Trò chuyện cùng cô giáo Nông Thị Thu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quang Vinh (T.P Thái Nguyên), người đoạt giải Ba Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng toàn quốc”, chúng tôi cảm nhận được ở chị niềm say mê công việc và tấm lòng yêu nghề, mến trẻ.

Cô giáo Nông Thị Thu, Hiệu trưởng và các em học sinh Trường Mầm non Quang Vinh (T.P Thái Nguyên).

Sinh ra trong một gia đình viên chức, ngay từ khi còn nhỏ, chị Thu đã mơ ước trở thành cô giáo mầm non. Chính vì thế, sau khi tốt nghiệp THPT, chị Thu đã nộp hồ sơ thi vào Trường Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương. Chị Thu tâm sự: Tôi rất yêu trẻ nhỏ. Nhìn những ánh mắt ngây thơ, hồn nhiên của các em, tôi dường như quên hết mọi âu lo trong cuộc sống.
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, năm 2003, chị Thu vào làm hợp đồng ở Trường Mầm non 19-5 (T.P Thái Nguyên). Một năm sau, chị chuyển sang Trường Mầm non Núi Voi, rồi tiếp đến Trường Mầm non Tân Long (Đồng Hỷ). Nhờ có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, năm 2013, chị Thu được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Sư phạm (T.P Thái Nguyên). Sau đó 3 năm, chị được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mầm non Quang Vinh. Dù phải thay đổi nhiều đơn vị công tác nhưng chị luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chị Thu tâm sự: Khi tôi mới về Trường Mầm non Quang Vinh, các phòng học đều đã xuống cấp, tường bong tróc, nền nhà sụt lún gây nguy hiểm cho các em học sinh. Trong khi đó, toàn trường có 170 học sinh với gần 20 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhưng chỉ có 3 phòng học.

Trước tình hình đó, chị Thu đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục - Đào tạo T.P Thái Nguyên xin được cấp kinh phí. Đồng thời, huy động nguồn vốn từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trên địa bàn. Nhờ đó, năm học 2015-2016,  Nhà trường đã tiếp nhận được 100 triệu đồng để lắp mái vòm, lát lại nền, thay cửa nhôm kính, sửa sang thành 5 phòng học. Dù diện tích trường còn chật hẹp (hơn 600m2), nhưng nhờ có những bàn tay của các cô giáo tự làm mới đồ dùng, sơn sửa lại đồ chơi ngoài trời, nên ngôi trường đã có diện mạo mới, khang trang hơn.

Từ những kiến thức đã học, chị Thu cùng với các giáo viên khác đã thiết kế nhiều sáng kiến dạy học phù hợp, giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Đơn cử như các cô đã sáng tạo ra nhiều bộ đồ chơi bằng nguyên liệu tái chế, phế liệu như: giấy báo, lốp xe, bìa các - tông... để tạo nên những món đồ chơi đẹp mắt, lại tiết kiệm chi phí. Chị Thu tâm sự: Nhiều hôm đến giờ cơm tối mà phụ huynh chưa đến đón, tôi và các cô giáo khác vẫn ở lại trông các em. Nhìn các em hứng thú với việc đến trường mỗi ngày và đi học đều hơn, đó là điều làm tôi rất phấn khởi, thêm yêu nghề, giúp tôi có nghị lực phấn đấu hơn trong công việc.

Thu Nga



Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 1465260